Dấu hiệu và triệu chứng Sinh_con

Tấm đồng Luristan, cho thấy hình một phụ nữ đang sinh đẻ giữa hai con linh dương, được trang trí với hoa, Iran, 1000-650 TCN) tại Viện bảo tàng Louvre

Dấu hiệu nổi bật nhất của việc sinh đẻ là những cơn sóng co bóp mạnh nhằm di chuyển các trẻ sơ sinh xuống kênh sinh sản. Mức độ đau đớn của những phụ nữ khi sinh được ghi nhận rất khác nhau. Mức độ đau đớn khi sinh ảnh hưởng bởi mức độ sợ hãi và lo lắng, kinh nghiệm sinh con trước đó, ý tưởng văn hóa của việc sinh con và đau đớn khi đẻ,[18][19] độ linh động trong khi sinh đẻ, và hỗ trợ của người thân trong quá trình sinh con. Kỳ vọng cá nhân, sự hỗ trợ quan tâm từ những người thân, chất lượng của các mối quan hệ của người chăm sóc phụ nữ có thai, và sự tham gia vào việc ra quyết định quan trọng hơn để phụ nữ hài lòng với kinh nghiệm của việc sinh nở hơn là những yếu tố khác như tuổi tác, tình trạng kinh tế xã hội, dân tộc, sự chuẩn bị, môi trường sinh nở, sự đau đớn, sự bất động, hoặc các can thiệp về y tế.[20]

Mô tả

Cơn đau khi co thắt có cảm giác tương tự như đau bụng kinh mạnh. Phụ nữ thường được khuyên tránh la hét trong khi sinh, nhưng việc rên la có thể được khuyến khích nhằm giúp làm giảm cơn đau. Đau đẻ có thể được coi là tương tự như một việc kéo giãn cơ và bỏng cường độ cao. Ngay cả những người phụ nữ tỏ ra ít phản ứng với đau đẻ so với những phụ nữ khác, cũng có một phản ứng nghiêm trọng đáng kể đối với việc đau đẻ.[21]

Đau lưng đẻ là một thuật ngữ dành cho cơn đau cụ thể xảy ra ở lưng dưới, ngay trên xương cụt, trong khi sinh.[22]

Tâm lý

Trẻ sơ sinh mới ra 30 phút. Y tá đang làm một số việc với cháu sau khi sinh.

Sinh con có thể là một sự kiện cảm xúc mãnh liệt, cả tích cực và tiêu cực, thể hiện ra trong quá trình sinh nở. Sự sợ hãi bất thường và dai dẳng đối với việc sinh nở được gọi là tokophobia (Chứng ám ảnh sợ đẻ).

Trong giai đoạn cuối của việc mang thai, sự tăng tiết hormone oxytocin có vai trò tạo cảm giác của sự mãn nguyện, giảm lo âu cho người mẹ và cảm giác bình tĩnh an nhiên xung quanh người bạn đời.[23] Oxytocin tiếp tục được tiết ra trong quá trình sinh con khi thai nhi kích thích cổ tử cungâm đạo, và nó được cho là chất tạo ra kết nối giữa người mẹ và đứa con sơ sinh, tạo ra các hành vi của tình mẫu tử. Việc chăm sóc nâng niu đứa con cũng làm oxytocin tiết ra nhiều.[24]

Khoảng 70% đến 80% bà mẹ ở Mỹ có cảm giác buồn bã (Hội chứng baby blues) sau khi sinh. Các triệu chứng này thường xảy ra trong một vài phút đến vài giờ mỗi ngày và chúng sẽ giảm bớt và biến mất trong vòng hai tuần sau khi sinh.[25] Sau sinh, hiện tượng trầm cảm có thể phát triển ở một số phụ nữ; khoảng 10% bà mẹ ở Mỹ được chẩn đoán có triệu chứng này. Việc trị liệu tâm lý theo nhóm mang tính dự phòng đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị bệnh trầm cảm sau sinh.[26][27]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sinh_con http://www.bellybelly.com.au/birth/men-at-birth http://dspace.itg.be/bitstream/10390/1515/1/shsop1... http://www.atitesting.com/ati_next_gen/skillsmodul... http://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/S0140-... http://www.encyclopedia.com/topic/birth.aspx#5 http://www.healthline.com/yodocontent/pregnancy/as... http://journals.lww.com/greenjournal/Fulltext/2010... http://www.uptodate.com/contents/latent-phase-of-l... http://www.vivo.colostate.edu/hbooks/pathphys/endo... http://familymed.uthscsa.edu/residency/maternitygu...